Phương Pháp Điều Trị Trầm Cảm
Tác giả: Stephen S. Ilardi
Đôi nét về tác giả:
Stephen S. Ilardi là Tiến sĩ tâm lí học lâm sàng của Đại học Duke Stephen S. Ilardi, đồng thời là một bác sĩ tiếng tăm trong việc điều trị các hội chứng trầm cảm, mang lại cuộc đời mới và thắp lên tia hy vọng cho hàng triệu bệnh nhân.
Review sách:
Trầm cảm là một căn bệnh quái ác. Nó cướp đi năng lượng, giấc ngủ, trí nhớ, sự tập trung, sức sống, niềm vui, khả năng yêu thương, làm việc và vui chơi, đôi khi cả ý chí sống của con người. Với não bộ, trải nghiệm trầm cảm rất giống với một cảm giác vật lý dữ dội không bao giờ biến mất. Căn bệnh này mang đến những đau đớn không ngừng, từ tuần này qua tuần khác.
Để khiến vấn đề tồi tệ hơn, trầm cảm giam cầm não bộ trong lối suy nghĩ u ám, lệch lạc, thay đổi nhận thức của chúng ta theo hướng cực kỳ tiêu cực. Bởi vì trầm cảm khiến con người ta nhìn nhận mọi thứ theo cách u ám nhất có thể, hầu hết bệnh nhân tin rằng mọi thứ sẽ không bao giờ tốt lên. Họ thành thực tin rằng nỗi đau của mình sẽ không bao giờ chấm dứt, bất chấp tất cả bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Đó là lý do mỗi năm số người tự tử vì trầm cảm (trong nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi nỗi đau dường như vô tận của họ) lên đến một triệu ca.
Sống trong xã hội hiện đại với những nhu cầu thiết yếu được cung cấp đầy đủ, thậm chí là thừa mứa, thế nhưng mức độ hạnh phúc của con người dường như lại càng thấp hơn bao giờ hết. Chất lượng cuộc sống đi lên cũng đồng nghĩa với việc mức độ căng thẳng cao hơn, áp lực cũng từ đó mà tăng lên. Điều này được thể hiện rõ nét nhất qua số lượng ngày càng tăng các bệnh nhân trầm cảm nói riêng, hay các bệnh về tâm lý nói chung; cũng như tỉ lệ bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.
Để lý giải cho hiện tượng này, Stephen Ilardi Là một nhà tâm lý học lâm sàng, tiến sĩ Ilardi từng làm việc với hàng trăm bệnh nhân để giúp họ điều trị chứng trầm cảm, vì vậy ông không bao giờ đánh giá thấp kẻ thù đáng sợ này. Tác giả Stephen Ilardi viết trong cuốn Phương pháp điều trị trầm cảm:
Căng thẳng của tổ tiên săn bắn hái lượm thường liên quan đến phản ứng chiến đấu hay trốn chạy tức thời – trốn tránh một kẻ săn mồi, chống lại một cuộc tấn công bộ lạc láng giềng thù địch hoặc vội tìm nơi trú ẩn khi cơn bão đến. Trong môi trường cổ xưa đó, căng thẳng báo hiệu nhu cầu cấp thiết về các hoạt động thể chất mạnh mẽ. Và phản ứng căng thẳng của não bộ vẫn được hiệu chỉnh theo các điều kiện của tổ tiên, huy động một loạt các tương tác vật lý nhanh chóng chuẩn bị cho cơ thể một hành động bộc phát dữ dội.
Đó là lý do mà khi phải đối diện với những áp lực tâm lý, cơ thể không chuyển sang chế độ nghỉ ngơi mà ngược lại, phản ứng mạnh mẽ như một cách tự vệ. Kết quả là theo sau những căng thẳng về mặt tinh thần, những mệt mỏi về thể chất đồng thời cũng góp phần hạ gục chúng ta.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Ilardi và nhóm nghiên cứu lâm sàng của ông đã phát triển và cải tiến một chương trình mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị hội chứng trầm cảm: Thay đổi lối sống trị liệu – một phương pháp sáng tạo giúp bệnh nhân thoát khỏi hội chứng này mà không cần dùng đến thuốc.
Trong thập kỷ trước, tỷ lệ mắc chứng trầm cảm đã tăng nhanh đột biến và khoảng ¼ người dân Mỹ mắc chứng trầm cảm nặng tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Chúng ta đã sai ở đâu? Tiến sĩ Stephen đã làm sáng tỏ thực trạng khó khăn hiện tại của chúng ta và nhắc mọi người nhớ rằng cơ thể của chúng ta không được sinh ra cho một nhịp sống thiếu ngủ, không được chăm sóc và nhịp độ hối hả của cuộc sống thế kỉ XXI.
Lấy cảm hứng từ khả năng phục hồi phi thường của nhóm người thổ dân Kakui ở Papua New Guinea, Tiến sĩ Ilardi nghiên cứu một chương trình dễ thực hiện, đã được chứng minh lâm sàng giúp hồi phục cơ thể với sáu thành tố sau: Thực phẩm cho não; Đừng nghĩ, hãy hành động; Các bài tập thể chống trầm cảm; Nhận đủ ánh sáng; Kết nối; Thói quen ngủ lành mạnh
Cách tiếp cận toàn diện của Phương pháp điều trị trầm cảm đã được đáp ứng với tỷ lệ thành công lớn, giúp ích cả cho những người không phù hợp với việc uống thuốc truyền thống. Đối với những ai đang tìm cách điều trị khác, Phương pháp điều trị trầm cảm sẽ mang đến hy vọng và một phương thức thiết thực cho sức khỏe của họ.
Cuốn sách Phương pháp điều trị trầm cảm cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết, những cách thức để đồng thời cải thiện sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, với mục tiêu mang lại đời·sống lành mạnh hơn cho hầu hết mọi người. Cá nhân mình đã thử làm theo một vài gợi ý trong sách và bắt đầu có những thay đổi tích cực nho nhỏ trong cuộc sống.
Trích đoạn hay:
CƠ THỂ CON NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC SINH RA ĐỂ SỐNG TRONG MÔI TRƯỜNG HẬU CÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI
“Tôi đã đau đớn trong nhiều tháng, nhưng không ai nhận ra. Họ nghĩ không có gì phải lo lắng hay thương hại. Nhưng nếu họ thực sự nhìn thấy những gì tôi trải qua, họ sẽ hiểu rằng tôi sẵn sàng bỏ cánh tay phải của mình để tự giải thoát khỏi chứng trầm cảm này và tôi có thể làm điều đó chỉ trong tích tắc. Tôi sẽ cho đi bất cứ thứ gì – thậm chí cả tay chân mình – để thoát khỏi nỗi đau.”
Giống như cái chết và thuế má, căng thẳng là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Hầu hết chúng ta đều chịu đựng ít nhất một lần vài yếu tố gây căng thẳng mỗi ngày: tắc đường kinh khủng, cãi nhau với người thân trong gia đình, deadline khắt khe trong công việc, một tờ hóa đơn thanh toán dài hơn dự tính… Và khi chúng ta đối mặt với những căng thẳng như vậy, não bộ đưa ra hành động với một bộ thích ứng thông minh chuẩn bị cho chúng ta ứng phó với tình huống. Nhưng vấn đề ở đây là hệ thống phản ứng căng thẳng của não bộ rất cổ xưa (theo thuật ngữ tiến hóa), nó được tạo ra để giúp chúng ta ứng phó với những thách thức căng thẳng ngắn hạn mà tổ tiên xưa kia phải đối mặt. Nó chưa thực sự phù hợp với những tác nhân gây căng thẳng mà chúng ta đối mặt ngày nay.
Căng thẳng của tổ tiên săn bắn hái lượm thường liên quan đến phản ứng chiến đấu hay trốn chạy tức thời – trốn tránh một kẻ săn mồi, chống lại một cuộc tấn công từ bộ lạc láng giềng thù địch hoặc vội tìm nơi trú ẩn khi cơn bão đến. Trong môi trường cổ xưa đó, căng thẳng báo hiệu nhu cầu cấp thiết về các hoạt động thể chất mạnh mẽ. Và phản ứng căng thẳng của não bộ vẫn được hiệu chỉnh theo các điều kiện của tổ tiên, huy động một loạt các tương tác vật lý nhanh chóng chuẩn bị cho cơ thể một hành động bộc phát dữ dội.
Thật kỳ lạ, phản ứng căng thẳng kéo dài vào ban đêm thậm chí còn thúc đẩy não bộ thay đổi cấu trúc giấc ngủ của chúng ta. Nó đẩy chúng ta ra khỏi giấc ngủ sâu có tác dụng phục hồi sức khỏe và thay vào đó, đưa chúng ta vào một giấc ngủ chập chờn, bồn chồn, mơ màng – gần như không lành mạnh với cơ thể nhưng dễ dàng thức dậy trong trường hợp nguy hiểm tấn công.
Cuộc sống hiện đại dường như được thiết kế có phần sai lầm khi giữ phản ứng căng thẳng của não bộ ở mức cao, với một cuộc chạy đua không ngừng của những áp lực và rắc rối hàng ngày. Tuy nhiên, trong khi những căng thẳng hàng ngày chắc chắn có thể dẫn đến một giai đoạn trầm cảm, chúng thường không như vậy. Thay vào đó, căn bệnh này thường bị kích hoạt bởi sự căng thẳng gia tăng nảy sinh từ những sự kiện đau khổ, có ảnh hưởng lớn – như ly hôn, ly thân, mất việc, ốm đau, thất bại, bị từ chối, tấn công thể chất hoặc di dời về mặt địa lý. Đối với những người tổn thương bởi trầm cảm, những sự kiện đau khổ này có thể đẩy mạnh căng thẳng của não bộ, dẫn đến một trạng thái căng thẳng cao tới nỗi không thể dập tắt.
Trong vài năm qua, tôi có cơ hội làm việc với nhiều bệnh nhân trầm cảm – những người biết họ cần thay đổi cách sống nhưng không biết cách tự làm điều đó. Giúp đỡ họ trong quá trình đó – và quan sát họ tự tìm cách lấy lại sức khỏe – là một trong những trải nghiệm vui vẻ và mãn nguyện nhất trong cuộc đời tôi.
Không ai trong chúng ta được lựa chọn gen, giới tính, cha mẹ hoặc hóa chất não cơ bản cho mình: Nhiều nhân tố rủi ro gây trầm cảm nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Nhưng bất luận cuộc sống trao cho chúng ta điều gì, có nhiều bằng chứng cho thấy những gì chúng ta làm hôm nay có thể giảm đáng kể những tổn thương trong hiện tại và tương lai. Hi vọng bạn sẽ tìm được chất xúc tác mình cần để có được những đặc điểm lối sống tự vệ mạnh mẽ mà tổ tiên chúng ta truyền lại.